Hình 1

Mặt tiền trường

Hình 2

Giới Thiệu Sách

Hình 3

Kể Truyện Theo Sách

Hình 4

Sách Mới

Hình 5

Thư Viện Trường

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

GIỚI THIỆU THƯ VIỆN


GIỚI THIỆU THƯ VIỆN

-         Thư viện trường học là bộ phận không thể thiếu trong việc hình thành môi trường văn hóa học đường.
-         Thư viện Đặng Trần Côn với tổng diện tích diện tích 100 m, tổ chức phòng đọc cho giáo viên và học sinh. Hiện nay, trong phòng đọc, thư viện đang  thực hiện tổ chức  kho mở. Hầu hết kho sách được dán nhãn và xếp giá theo ký hiệu môn loại( theo khung phân loại 19 dãy). Thư viện còn tận dụng thêm sảnh dưới sân trường để tăng cường diện tích đọc sách cho học sinh.
-         Thư viện có nhiệm vụ bổ sung sách và các nguồn lực thông tin đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu cho thầy, cô giáo và học sinh trong nhà trường. Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu và thông tin; Tổ chức phục vụ, hướng dẫn cho bạn đọc sử dụng hiệu quả các nguồn thông tin, tài liệu có trong thư viện; Bảo quản vốn tài liệu, cơ sở vật chất  và các tài sản khác của thư viện.Phối hợp với các tổ chuyên môn trong việc lựa chọn, bổ sung tài liệu cho phù hợp với nhu cầu dạy và học trong nhà trường.
                                                          
            Thư viện mở cửa phục vụ :
+ Sáng :    7g – 11g
+ Chiều : 14g – 16g30






Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

HỘI THI BIỂN ĐẢO


HỘI THI BIỂN ĐẢO













THAM GIA HOẠT ĐỘNG


THAM GIA HOẠT ĐỘNG












GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH








QUẢN LÝ THƯ VIỆN

QUẢN LÝ THƯ VIỆN

Cán Bộ Thư Viện : TRỊNH THỊ NGUYỆT

Email: thuvientruongdangtranconq4@gmail.com
           nguyettrinhthi@yahoo.com.vn

Blog : thuviendangtrancon.blogspot.com

Webside : dangtrancon.e-school.edu.vn

Trường Tiểu Học Đặng Trần Côn

Địa chỉ : 202 - 203 Bến Vân Đồn. P5.Q4

Điện Thoại : 0822115806

Trường TH Đặng Trần Côn, Quận 4

Trường TH Đặng Trần Côn, Quận 4


Phát triển tối đa năng lực học sinh
/uploads/9023/news/c12f4be1e97bd6de6a338bb434371c5bdd3836b0.jpg
Trường TH Đặng Trần Côn, Quận 4: Phát triển tối đa năng lực học sinh

Chăm lo tới từng học sinh nhằm phát hiện và phát huy mọi khả năng riêng biệt của mỗi trò, giúp các em định hướng, khám phá và phát triển tối đa năng lực của bản thân, tự lực giải quyết những vấn đề trong học tập và cuộc sống. Đó chính là mục tiêu giáo dục hướng đến của trường Tiểu học Đặng Trần Côn, Quận 4, TP.HCM trong những năm qua.

Kết thúc năm học 2012 – 2013, thành tích mà trường Tiểu học Đặng Trần Côn đạt được là Giấy khen của UBND TP.HCM tặng tập thể Lao động xuất sắc (từ 2010 đến nay), Giấy khen của UBND TP.HCM tặng trường có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học (từ 2011 đến nay) góp phần tích cực trong phong trào thi đua của thành phố. Các danh hiệu này đều rất xứng đáng với những nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên – CNV của trường.
Tuy nhiên nói thì đơn giản vậy nhưng để đạt được những điều ấy là cả một quá trình dài mà nhà trường phải không ngừng phấn đấu, nâng cao chất lượng từ trường lớp, trang thiết bị, phương pháp dạy đến nâng chất đội ngũ giáo viên, CNV qua từng năm học. Trong đó, chất lượng giáo viên là một yếu tố quan trọng đối với công tác giáo dục và sự tiến bộ của học sinh nhằm đáp ứng nhiệm vụ dạy tốt ngày càng cao của thực tế.
Xác định điều đó, Ban giám hiệu Nhà trường cùng đội ngũ giáo viên luôn nghiêm túc thực hiện kế hoạch do Ban giám hiệu, tổ chuyên môn xây dựng và đề ra theo từng tuần, từng tháng. Bên cạnh đó, công tác sinh hoạt chuyên môn: giáo viên tham gia học các chuyên đề, tham dự các khoá tập huấn về chuyên môn, tham dự hội giảng, trao đổi về kế hoạch bài học, dự giờ dạy và rút kinh nghiệm về quá trình lên lớp... cũng được nhà trường chú trọng thực hiện.
Đặc biệt, các giáo viên phải xây dựng phương pháp tự học, linh hoạt trong cách dạy giúp học sinh học nhẹ nhàng, tự nhiên và hứng thú. Bên cạnh đó, giáo viên còn tổ chức cho học sinh những buổi học ngoại khóa hay tham quan dã ngoại để các em trực tiếp trải nghiệm và học tập nhiều kiến thức quan trọng từ thực tế.
Chính nhờ những nỗ lực, phấn đấu xây đựng của tập thể cán bộ giáo viên nhà trường mà phụ huynh đã ngày càng tin tưởng vào chất lượng đào tạo của trường. Cụ thể năm học 2012 – 2013 vừa qua, trường có hiệu suất đào tạo đạt 98,6%, tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng là 99,0%, số học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học đều đạt 100%, tỷ lệ học sinh giỏi toàn trường đạt 75,97%, tiên tiến 19,1%. Các hoạt động văn, thể, mỹ cũng đạt nhiều giải cao ở cấp quận và thành phố. Từ những gì trường đã đạt được, chúng tôi tin rằng năm học 2013- 2014 này, trường Tiểu học Đặng Trần Côn sẽ tiếp tục có được những kết quả tốt hơn để góp thêm vào bảng thành tích ngày một dài thêm của trường.

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Giới Thiệu Sách

Giới Thiệu Sách















































































































Khẩu hiệu học tập - Thư viện học tập - Danh ngôn về sách

Khẩu hiệu học tập - Thư viện học tập - Danh ngôn về sách

"Học thầy, học bạn, vô vạn phong lưu." (Tục ngữ dân tộc Thái–Việt Nam)
"Giáo dục là làm cho con người tìm thấy chính mình." – Socrates (469–399 TCN)
"Học, học nữa, học mãi." – V.I. Lenin (1870–1924)
"Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời." F. Engels (1820–1895)
"Một ngày ngồi trách móc sao bằng một giờ làm việc. Một giờ này làm lòng ta nhẹ và túi ta nặng." – Benjamin Franklin
"Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người." – A. Einstein (1879–1954)
"Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người." (Ngạn ngữ Nga)
"Bé chẳng học, lớn làm gì?" (Ngạn ngữ Trung Quốc)
"Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc." (Ngạn ngữ Gruzia)
"Hỏi một câu chỉ dốt chốc lát. Nhưng không hỏi sẽ dốt nát cả đời." (Ngạn ngữ phương Tây)
"Ngủ dậy muộn thi phí mất cả ngày, ở tuổi thanh niên mà không học tập thì phí mất cả cuộc đời." (Ngạn ngữ Trung Quốc)
"Tri thức là sức mạnh" [F.Bacon]
Trong cách học, phải lấy tự học làm cốt" [Hồ Chí Minh](1890–1969)
"Học không biết chán, dạy người không biết mỏi" [Khổng Tử ]
"Học tập là một việc suốt đời" [Hồ Chí Minh]
***
Để cho con một hòm vàng không bằng dạy cho con một quyển sách hay.
(Vi Hiền Truyện)

Chỉ nên coi việc đọc sách là sự gợi ý, sự nhắc nhở nhận từ những người thông thái từng trải, tựa hồ trái táo của Adam Eva kích thích sự sống phát triển.
 
(Son. H)

Kết hợp những điều hiểu biết với những kinh nghiệm và kiến thức sẵn có - đó là nguyên tắc cần thiết khi lựa chọn sách.
 
(Krupxkaia )

Nếu tôi có quyền thế, tôi sẽ đem sách mà gieo rắc khắp mặt địa cầu như người ta gieo lúa trong luống cày vậy.
 
(Mann Horace)

Lựa sách mà đọc cũng như lựa bạn mà chơi. Hãy coi chừng bạn giả.
 
(Damiron)

Gặp được một quyển sách hay, nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó
 
(Churchill Sir Winston)

Sau một giờ đọc sách thì nỗi đau khổ nào của tôi cũng biến mất.
 
(Môngtexkiơ)

Thích đọc sách tức là biết đánh đổi những giờ phút buồn tẻ không thể tránh được trong cuộc đời lấy những giờ phút lý thú.
 
(Môngtexkiơ)

Bạn hãy đọc sách đi! Và mong sao trong đời bạn sẽ không có ngày nào mà bạn không đọc dù chỉ một trang sách mới.
 
(C.Pautốpxki)

Đọc một cuốn sách xấu thì thà không đọc còn đỡ tệ hại hơn.
 
(Biêlinxki)

***
Cần phải yêu mến và tin vào sách. Cần rèn luyện cho mình thói quen thực hành và kỹ năng dùng sách để làm việc. (N. Rubakin)

Một cuốn sách hay cho ta một điều tốt, một người bạn tốt cho ta một điều hay. (Gustavơ Lebon)
 

Nghệ thuật đọc sách là nghệ thuật tư duy với ít nhiều sự giúp đỡ của người khác… (Phaghe)
 

Sách có thể ít đi một chút, nhưng phải tốt đẹp hơn. Không nên đặt một cuốn sách tầm thường lên giá sách. Đừng ăn cắp thời gian của người lao động trung thực. (N.Ôxtơrốpxki)
 

Thế giới vô cùng vĩ đại. Cặp mắt của bạn chỉ thấy được một phần nhỏ bé không đáng kể. Bởi vậy bạn hãy tìm lấy các sự kiện ở trong sách. Hãy tích lũy đều đặn hàng ngày các sự kiện ấy. (V.Ôbrưsép)
 

Vương Thù nói: Sách Kinh thì nuôi căn bản con người, sách Sử thì mở mang tài trí cho con người. (Lê Quý Đôn)
 

Sách vở đầy bốn vách
 
Có mấy cũng không vừa (Nguyễn Du)


Thư viện không nên chỉ là nơi giữ sách, cũng không nên chỉ là nơi đọc sách giải trí nhẹ nhàng. Nó phải là một trung tâm nghiên cứu – sự nghiên cứu mà bất kỳ một con người có lý trí nào cũng cần phải có. (Phêđôrôp)
 

Tôi bước chân vào thư viện và khép cửa lại. Như thế là tôi đã tách khỏi tính tham lam, lòng tự ái, tệ say rượu và sự lười biếng củng tất cả những thói hư tật xấu do cái dốt nát, sự vô công rỗi nghề và cảnh sầu tư sinh ra. Tôi đắm mình vào cái vĩnh hằng giữa những tác giả tuyệt diệu với một niềm tự hào, với một cảm giác thỏa mãn đến mức cảm thấy thương hại tất cả các ông quan lớn sang trọng và giàu có nhưng không được hưởng niềm hạnh phúc này. (D. Henziut)
 

Thư viện là kho tàng chứa tất cả của cải tinh thần của loài người. (G.V.Leibniz)
 

Đọc sách không nhiều thì gan dạ không vững mà can đảm không lớn, lý nghĩa sâu sắc không tinh thì tâm địa không tế nhị. (Sách Nhị vị)
 

Những người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao thượng, những người làm điều thiện, tuy không mong báo đáp nhưng tự trong lòng khoan khoái. (Ngạn ngữ Trung Quốc)
 

Nghe cho nhiều rồi chọn điều phải mà cố làm kỳ được, xem cho rộng rồi ghi nhớ lấy để biết cho tường. (Luận ngữ)
 

Ai đọc sách mà không biết được nhiều hơn những điều viết trong sách, người đó mới sử dụng sách có một nửa. Sách làm trí tuệ con người sâu sắc hơn và sáng sủa hơn. (G.Létxinh)
 

Đối với một thanh niên, chúng ta không thể tạo ân huệ nào lớn hơn là cho phép anh ta được đọc sách không mất tiền ở một thư viện công cộng tốt. (Braitơn)
 

Người xưa đã đem tâm trí đúc chuốt thành lời hay ý đẹp để chắp lông chắp cánh cho văn chương, ta mà lại coi thường được sao. (Cao Bá Quát)
 

Để viết được một tác phẩm chân thực thì bạn cần nếm trải mọi sự khổ đau. Và không phải chỉ là đau khổ của riêng mình thôi đâu. (Gióocgiơ Xăng)
 

Nhiệm vụ quan trọng nhất của nền văn minh là dạy cho con người biết tư duy. (T. Edison)

***
Kho tàng danh ngôn về sách

Với một số người, sách giúp cho cuộc sống đầy đặn, với một số người khác, sách chỉ để chất đầy các giá sách mà thôi.
(Gumilepxki)

Trước những cuốn sách, tất cả mọi thứ đều mờ nhạt đi.
(A.Sêkhốp)

Sách có cùng kẻ thù như con người: lửa, sự ẩm ướt, thú vật, thời gian và ngay chính nội dung của nó.
(Pôn Valeri)

Sống với những cuốn sách của tôi, tôi cảm thấy sung sướng hơn cả những ông vua trên thế giới này.
(Bôcaxiô)

Tất cả những gì tốt đẹp trong tôi, tôi đều chịu ơn sách. Khi nói đến sách, tôi không thể nào không cảm thấy mối cảm động sâu sắc và niềm vui mừng phấn khởi.
(M.Gorki)

Không phải lưỡi kiếm tôi đã chinh phục được thế giới, mà là với cái đầu chứa chất những gì tôi đã thu thập trong lúc đọc sách
(Napoléon I)

Sách giúp cho ta làm việc tốt hơn, hiểu được con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tối tăm nhất của cuộc đời.
(A. Upit)

Chỉ có thái độ coi sách là báu vật tinh thần quan trọng nhất và vĩnh cửu mới tạo nên thái độ coi trường học là cái nôi của dân tộc.
(Xukhômlinxki)

Cần phải nhớ rằng đôi khi vì một cuốn sách lựa chọn không đạt mà một độc giả mới đọc sách không bao giờ thích đọc nữa. Vì vậy, cần đặc biệt lưu ý và cẩn thận với bước đi ban đầu của những người mới đọc sách.
(M.V.Muratốp)

Hiểu người cần hiểu những gì ẩn sau lời nói.
Hiểu sách, phải hiểu những gì ẩn giữa các dòng chữ
(Hoài Lam)
*** 
 Như những đồng xu đồng hào làm nên tiền bạc, từng mẩu nhỏ đã đọc được làm nên kiến thức.
(V.I.Dal)

Nếu muốn giúp đỡ độc giả, người làm công tác thư viện phải biết đặc điểm riêng của từng cuốn sách mình giới thiệu và cả đặc điểm riêng của người mượn cuốn sách ấy. Nghĩa vụ của người làm công tác thư viện là phải biết sách và biết độc giả.
(Krupxkaia)

Phần lớn tri thức của loài người thuộc các lĩnh vực chỉ tồn tại trên giấy và trong sách, các trí nhớ bằng giấy của nhân loại. Bởi vậy chỉ có bộ sưu tập sách, tức là thư viện mới là niềm hy vọng duy nhất và là trí nhớ không hủy diệt nổi của loài người.
(Sôpenhaoơ)

Trong tất cả những ưu việt mà chúng ta được hưởng ở thế kỷ này có lẽ không có gì khiến chúng ta phải hàm ơn nhiều bằng việc sách báo có thể đến tay đông đảo quần chúng.
(Lépbôc)

Để giữ gìn những di sản quá khứ, trước hết cần quan tâm đến những di sản về văn tự. Tất cả những gì ghi trong sách vở sẽ lưu truyền mãi mãi. Sách là kho tàng tri thức. Chúng ta cần quan tâm tiếp thu chúng từ tổ tiên và trao lại một cách trọn vẹn, không có hại cho thế hệ mai sau.
(Paolô Verzerio)

Đọc được nhiều sách tốt nhưng nếu không đem áp dụng vào thực tiễn cuộc sống thì chẳng khác nào “cái hòm đựng sách”.
(Hồ Chí Minh)

Đọc muôn quyển sách, đi muôn dặm đường.
(Thành ngữ)

Tôi đã tập được thói quen trích từng đoạn trong những cuốn sách tôi đã đọc… đồng thời ghi chú thích riêng cho các đoạn trích.
(Các Mác)

Vấn đề đọc sách của trẻ em là một trong các vấn đề quan trọng. Đọc sách đóng vai trò lớn trong cuộc sống của các em. Những sách được đọc trong thời niên thiếu không những có thể lưu lại trong trí nhớ các em suốt đời mà còn có ảnh hưởng đến sự phát triển tương lai của các em nữa.
(Krupxkaia)

Sách làm cho con người trở thành chủ nhân vũ trụ.
(P.Paplenko)

***
 Đọc sách mà cả tin ở sách thì chẳng bằng không có sách.
(Mạnh Tử)

Tu kỷ dẫn chi vi thiên lạc
Trí thân vị tất độc thư đa.
(Sửa mình lấy thiện làm vui
Lập thân đâu phải cứ ngồi đọc suông)
(Nguyễn Trãi)

Bạn hãy học cách tôn trọng sách. Bạn hãy nhớ rằng sách là do con người tạo ra, vì vậy bạn tôn trọng sách cũng chính là bạn tôn trọng con người.
(G.H.Taxteven)

Một cuốn sách tốt là một người bạn thân thiết không lừa gạt ai bao giờ.
(G.D.Pixêrêcuôi)

Sách… đưa tôi từ một phạm vi hứng thú đơn điệu, nhỏ nhặt, chật hẹp… tới sân khấu rộng lớn của lịch sử toàn cầu của văn học thế giới, lên vũ đài hoạt động của các anh hùng đấu tranh cho những lý tưởng cao cả: cái thiện, sự thật, công lý, hạnh phúc của nhân dân, tổ quốc và nhân loại.
(V.Vácterốp)

Ai ghi chép người đó đọc hai lần
(Châm ngôn La Tinh)

Nếu ví cuộc sống như một dòng sông chảy mãi thì có thể hiểu sách là những cốc nước được múc lên từ dòng sông ấy. Sách có thể là hay là dở. Cũng như thế, nước trong cốc có thể là trong là đục tùy tay người múc: Có thể chỉ là nước của một thời điểm nhất định; cũng có thể là nước tinh khiết mà mỗi giọt của nó chứa đựng cả bầu trời.
(Son. H.)

Những cuốn sách xấu có thể làm ta hư hỏng cũng như những người bạn xấu vậy.
(G.Fieldinh)

Sách là người bạn tốt nhất của tuổi già, đồng thời cũng là người chỉ dẫn tốt nhất của tuổi trẻ
(X. Xmailôx)

Bao giờ sách cũng có nhiều trí tuệ hơn những người mà ta gặp
(D. Anbani)

***
 “Hiệu thuốc dành cho tâm hồn”.
(Tấm biển treo ở cửa một thư viện cổ Ai Cập)

Không gì ngạc nhiên nếu bảo rằng cũng giống như âm nhạc, trong việc đọc sách một điều khiến ta hài lòng là được chia sẻ với người khác về những gì ta đã tiếp nhận được.
(Macket)

Biết bao ngày lao động, biết bao đêm không ngủ, biết bao nhiêu nỗ lực trí tuệ, biết bao niềm hy vọng và nỗi lo sợ, biết bao cuộc đời đằng đẵng chuyên tâm nghiên cứu đã được đúc lại ở đây thành những bộ chữ in nhỏ bé và được xếp chặt khít trong khoảng không gian chật hẹp của các giá sách quanh chúng ta.
(A. Xmith)

Bạn hãy luôn bổ sung cho tủ sách của bạn nhưng không phải để cho có nhiều sách mà để soi sáng trí tuệ của bạn, để giáo dục trái tim bạn, nâng cao tâm hồn bạn bằng những sáng tạo của những thiên tài vĩ đại.
(Biêlinxki)

Sách là ngọn cờ vẫy gọi nhân loại hướng tới tương lai, chứ không phải khuôn mẫu cứng nhắc buộc các thế hệ đi sau làm đúng như những người đi qua đã làm. Sách chỉ nên là điểm tựa, là vạch xuất phát chứ không chỉ là cái đích cần đạt tới.
(Son. H)

Nếu đọc nhiều mà không suy nghĩ thì anh sẽ tưởng rằng mình biết nhiều, còn nếu suy nghĩ nhiều trong lúc đọc thì hẳn anh sẽ thấy mình biết ít.
(Vonte)

Cần tìm hiểu về nền văn học nước mình và nhất là sách văn học… Đó là điều không thể thiếu được. Sách văn học là bức tranh toàn cảnh vô cùng phong phú mô tả các kiểu người ở trong những hoàn cảnh muôn hình, muôn vẻ. Vì vậy, để nâng cao văn hóa, trước hết cần phải biết văn học nghệ thuật. Theo kinh nghiệm bản thân tôi, nó làm cho tâm hồn con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn.
(M.I.Calinin)

Người có học thức không phải là người đọc nhiều mà là người đọc có hệ thống, không phải là người nắm ý từng đoạn, từng quãng mà là người nắm được một hệ thống trí thức quan hệ chặt chẽ với nhau.
(M.I.Calinin)

Đọc sách không cần nhiều, đọc một chữ đem áp dụng làm việc được một chữ, thế là được.
(Lê Quý Đôn)

Đọc sách nên đọc bản văn cho kỹ, nhấm từng chữ một mới thấy thú vị, thấy chỗ nào không hiểu thấu được thì nghĩ cho kỹ, nghĩ không ra mới xem chú giải, như thế mới có ý vị.
(Lê Quý Đôn)

***
 Sách – đó là di huấn về tinh thần của thế hệ này đối với thế hệ khác, đó là lời khuyên của những người già sắp từ giã cõi đời, đối với người trẻ mới bước vào cuộc sống, đó là mệnh lệnh của người đứng gác sắp đến giờ nghỉ truyền lại cho người đến thay gác. Toàn bộ cuộc sống của loài người đều được phản ánh trong sách: những bộ lạc, những con người, những quốc gia đã mất đi nhưng sách vẫn tồn tại. Sách lớn lên cùng với loài người, sách kết tinh tất cả những học thuyết làm rung động khối óc, kết tinh mọi khát vọng làm rung động trái tim, sách ghi lại cuộc sống sôi nổi của loài người, được mệnh danh là lịch sử toàn thế giới. Nhưng trong sách không phải chỉ có quá khứ; sách còn là phương tiện giúp ta làm chủ hiện tại, nắm lấy tất cả mọi chân lý và sức mạnh được tìm ra qua nhiều đau khổ, đôi khi còn nhuốm đầy mồ hôi hòa với máu. Sách còn là cương lĩnh của tương lai. Bởi vậy, chúng ta hãy trân trọng sách
(A.I.Ghécxen)

Sách giải trí cũng có lợi cho sức khỏe như tập thể dục.
(Cant)

Một cuốn sách tốt mở ra thì gợi niềm hy vọng, khép lại thì đem đến điều hữu ích
(M.Ancôt)

Bạn thân để tình, sách quý để nghĩa
(Mason Uerơlen)

Sách làm cho trí tuệ con người sâu sắc và sáng sủa hơn
(G. Letxinh)

Khi tôi cầm một cuốn sách mới, một vật được bàn tay người thợ sắp chữ - một loại anh hùng theo kiểu riêng – chế tạo ra trong nhà in, nhờ các loại máy do một người anh hùng khác nào đó sáng chế ra, tôi cảm thấy có một cái gì sinh động, biết nói năng và tuyệt diệu, bước vào cuộc đời tôi…
(M.Gorki)

Một cuốn sách là gì? Đấy là những ký hiệu nhỏ liên tục, không gì hơn nữa. Chính độc giả tự mình rút ra những hình thức, những màu sắc, những tình cảm, ý nghĩa tương quan với ký hiệu ấy.
(Anaton Phơrăngxơ)

Cuốn sách tốt nhất là tác phẩm cực kỳ quý do trí tuệ cao cả của con người tạo nên. Nó dường như được ướp lại, được giữ gìn một cách thiêng liêng như kho báu lớn đối với cuộc sống
(D.Mintơn)

Sách – bánh mì của tinh thần.
(Puskin)

Tác giả tạo nên sách, xã hội tiếp nhận hoặc hắt hủi nó. Người tạo ra sách là tác giả. Người tạo ra số phận của sách là xã hội.
(Víchto Huygô)

***
Đọc sách mà không chịu tinh tường suy nghĩ là vùi dập đi cái công phu của người xưa.
(Mạnh Tử)

Vui nhất không gì bằng xem sách, cần nhất không gì bằng dạy con
(Sử Điển)

Bất cứ sự hiểu biết gì cũng đều do quan sát và kinh nghiệm mà biết. Nhà phê bình là người biết đọc sách và chỉ dẫn cho kẻ khác cách đọc sách.
(Saint Beuve)

Đọc sách nhiều mà đụng đâu đọc đó là hủy hoại tinh thần. Đọc ít nhưng đọc kỹ ta sẽ tìm ra được chân lý cho cuộc đời.
(Munsch Roger)

Đọc sách mau quá hoặc chậm quá sẽ không hiểu được gì cả.
(Blaise Pascal)

Thái độ cư xử với sách chuẩn bị cho thái độ cư xử với mọi người. Cả cái này lẫn cái kia đều cần thiết như nhau.
(N.M.Caramsdin)

Lý thuyết và thực hành không bao giờ tách rời nhau cũng như sách vở và cuộc sống vậy.
(N. Rubakin)

Việc đọc sách của thiếu nhi là một vấn đề các nhà giáo không thể thờ ơ được. Đó là sự nghiệp xương máu của mình.
(Krupxkata)

Bạn hãy đề phòng người chỉ đọc một cuốn sách.
(Ngạn ngữ La Tinh)

Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu.
(Tục ngữ Adecbaidan)
***
Sách đóng vai trò to lớn trong việc chọn nghề của thanh niên. Tôi đã biết những trường hợp nhiều nam nữ thanh niên chọn ngành các trường đại học đều dựa trên những cuốn sách họ đã đọc mà trong đó có hình tượng các viễn cảnh hấp dẫn của một ngành chuyên môn nào đó đã được vẽ nên một cách rực rỡ, rõ ràng.
(K.I. Xcơriabin)

Căn nhà không có sách giống như cơ thể không có linh hồn.
(Xixêrông)

Sách bước vào đời tôi như một điều kỳ diệu vĩ đại, chúng mở rộng cánh cửa để đi vào thế giới tri thức mênh mông chưa hề biết… Đối với tôi mỗi ngày là một bậc thang đưa tôi đến thế giới lạ thường ấy, cái thế giới cho phép tôi thấy được sự hùng mạnh của con người…
(Ê. Xtaxôva)

Những quyển sách làm ta mê say… chúng nói chuyện với ta, cho ta những lời khuyên và liên kết với ta bởi một tinh thần sống động và nhịp nhàng
(P. Bêtơrarque)

Tình yêu và đường dài đẻ ra trang sách.
(Pablo Nêruda)

Sách thu nhận những hạt ngọc của tư tưởng nhân loại và truyền lại cho thế hệ mai sau. Chúng ta chỉ còn lại một nắm xương tàn nhưng sách giống như những bức tường bằng bê tông cốt sắt sẽ còn được giữ gìn mãi mãi.
(Aibek)

Sự khác nhau giữa chất độc vật chất và chất độc tinh thần là ở chỗ phần lớn chất độc vật chất gây khó chịu cho vị giác, còn chất độc tinh thần, dưới dạng những cuốn sách xấu, thì tiếc thay thường lại rất hấp dẫn.
(L.Tônxtôi)

Tình yêu đối với sách là một tình yêu đã được thời gian kiểm nghiệm, một tình yêu cổ xưa của loài người.
(N.Xmiêcnốp – Xôcônxki)

Sách thường hào phóng đền đáp lại nếu bạn yêu mến nó. Sách dạy bạn ngay cả khi bạn không có ý định học gì ở nó và ngay cả khi bạn không muốn học gì ở nó nữa. Quyền lực của sách thật là lớn lao.
(N. Xmiêcnốp – Xôcônxki)

Tất cả những gì khó trong học tập đều trở nên dễ dàng nếu ta biết kết hợp với một cuốn sách tốt.
(Khixmôn) 
***
Thiên nhiên là cuốn sách duy nhất mà mỗi trang nó chứa đựng đầy nội dung sâu sắc.
(W.Gớt)

Sách làm cho con người trở nên tốt hơn, đó là một trong những điều kiện chủ yếu và thậm chí là mục đích chủ yếu hầu như duy nhất của nghệ thuật.
(I.Gônsarốp)

Sách giúp cho ta làm việc tốt hơn, hiểu được cuộc sống xung quanh nhiều hơn, gây cho ta ý thức tổ chức tốt hơn, biết sắp xếp cuộc sống của mình tốt hơn. Sách cung cấp cho ta mọi sự hiểu biết, mà hiểu biết là một sức mạnh lớn lao.
(N.K. Krúpxkaia)

Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tối tăm nhất của cuộc đời.
(A.Upit)

Sách là di sản của các thế kỷ trong đó thể hiện ký ức của nhân loại.
(Selgupôp)

Nếu trí lực như một cái cây thì sách giống như những con ong truyền phấn hoa sinh sản từ một trí tuệ này sang trí tuệ khác.
(G.Lôoen)

Thiên đường ở trần gian là một cuốn sách tốt và lương tâm trong sạch
(P.Buasto)

Phải dùng sách để tiến tới sáng tạo cuộc sống.Tích lũy tri thức cũng còn chưa đủ, cần phải phổ biến những tri thức ấy cho thật rộng rãi và áp dụng trong cuộc sống.
(Rubakin)

Thế giới vô cùng vĩ đại. Cặp mắt của bạn chỉ thấy được một phần nhỏ bé không đáng kể. Bởi vậy bạn hãy tìm lấy các sự kiện ở trong sách. Hãy tích lũy hàng ngày các sự kiện ấy.
(Ôbrutrép)

Cuốn sách tốt nhất là cuốn sách gieo được nhiều dấu chấm hỏi.
(Jăng Coctô) 
***
Kẻ khéo thắng ở chỗ vô cùng mềm dẻo, chứ không phải ỷ mạnh lấn yếu.
(Ngô Thì Nhậm)

Tri thức làm ta khiêm tốn, ngu si làm ta kiêu ngạo.
(Ngạn ngữ Anh)

Trong đạo xử thế biết trách mình là người khôn, chỉ trách người là người vụng.
(Kinh Dịch)

Nhiều người nhận được lời khuyên, song chỉ có những người khôn ngoan mới sử dụng được những lời khuyên đó.
(Sirút)

Khi đàn cừu nổi giận, chúng còn nguy hiểm hơn chó sói.
(Ngạn ngữ Pháp)

Sách vở là con tàu tư duy vượt qua sóng nước thời gian và trân trọng chở những hàng hóa quý giá từ thế hệ này sang thế hệ khác.
(P.Bêcơn)

Hãy luôn có trên tủ sách một cuốn sách mới, trong nhà một chai rượu vang đầy và trong vườn một bông hoa tươi.
(Ê. Epiquaya)

Một cuốn sách là một nghĩa trang lớn mà trên phần lớn những tấm bia mộ, người ta không thể quên được những tên tuổi đã bị xoá mờ.
(D. Mintơn)

Hãy yêu quý sách, sách làm cho cuộc sống của ta thêm thoải mái. Sách thân ái giúp ta hiểu thấu những tư tưởng, tình cảm, biến cố phức tạp. Sách dạy chúng ta biết tôn trọng con người và biết tự trọng. Tôi hết sức ngạc nhiên khi cảm thấy rằng mỗi quyển sách hình như mở ra cho tôi một thế giới mới chưa ai biết đến, kể cho tôi nghe về những con người, những tình cảm, ý nghĩ và quan hệ mà tôi chưa từng biết đến và chưa từng thấy.
(M.Gorki)

Hãy yêu mến sách vì sách là nguồn tri thức. Chỉ có tri thức mới là cứu cánh, chỉ có sách mới có thể làm các bạn trở thành những người có tinh thần mạnh mẽ, chính trực khôn ngoan, biết yêu tha thiết con người, tôn trọng lao động của con người và chân thành chiêm ngưỡng những thành quả tuyệt vời của sức lao động vĩ đại và không mệt mỏi của con người.
( M.Gorki) 
***
Sách là người bạn tốt nhất. Gặp khó khăn gì trong cuộc sống ta cũng có thể nhờ cậy sách. Sách không bao giờ phản bội.
(Anphông Đôđê)

Sách là một cái bình quý. Nó trao cho ta toàn bộ nội dung của nó, nhưng không vì thế mà trở nên trống rỗng.
(A.Đơcuaxen)

Để vàng, để bạc không bằng để sách cho con.

(Ngạn ngữ Việt Nam)

Hãy yêu quý sách, sách làm cho cuộc sống của ta thêm thoải mái. Sách thân ái giúp ta hiểu thấu những tư tưởng, tình cảm, biến cố phức tạp. Sách dạy chúng ta biết tôn trọng con người và biết tự trọng. Tôi hết sức ngạc nhiên khi cảm thấy rằng mỗi quyển sách hình như mở ra cho tôi một thế giới mới chưa ai biết đến, kể cho tôi nghe về những con người, những tình cảm, ý nghĩ và quan hệ mà tôi chưa từng biết đến và chưa từng thấy.
(M.Gorki)

Đức tính đầu tiên mà người làm khoa học cần phải có là phải biết quan sát và phân tích, biết so sánh giữa các hiện tượng cũ và mới, đúng và sai. Muốn biết cái mới phải biết tất cả những cái cũ. Đó là phần của sách báo và thông tin.
(Tôn Thất Tùng)

Án sách cây đèn hai bạn cũ
Song mai liên trúc một lòng xanh.
(Nguyễn Trãi)

Tích đức cho con hơn tích của
Đua lành cùng thế mựa đua khôn
Một niềm trung hiếu làm miên cả
Hai quyển thi thư ấy báu chôn.
(Nguyễn Trãi)

Bạn cũ thiếu đâu đèn liễn sách
Tích đâu chẳng kén trúc mai vàng.
(Nguyễn Trãi)

Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng
Chẳng bằng kinh sử một vài kho.
(Lê Quý Đôn)

Trong bụng không có được ba vạn quyển sách, trong mắt không có được núi sông kỳ lạ của thiên hạ thì chưa chắc đã làm được văn.
(Lê Quý Đôn)
***
Học ở đâu? Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân.
(Hồ Chí Minh)

Sách là thuốc bổ tinh thần
Sách là thuốc chữa tội ngu.
(Hồ Chí Minh)

Bài báo là tờ hịch Cách Mạng.
(Hồ Chí Minh)

Gia hữu cầm thư nhi bối lạc
Môn vô xa mãi cố nhân sơ
(Nhà có sách đèn con cháu thích
Cửa không xe ngựa bạn bè thưa)
(Nguyễn Trãi)

Không đọc sách thì cuộc sống thực là nặng nề.
(V.I.Lênin)

Một cuốn sách dù dở đến đâu ta cũng thu lượm được một vài điều đặc biệt của nó.
(Ngạn ngữ Mỹ La Tinh)

Đi câu không mang theo lưỡi câu và học không có sách – Đó chỉ là những công việc vô tích sự.
(Tục ngữ Đan Mạch)

Đọc các tác phẩm nghệ thuật là một nguồn vô giá để nhận thức cuộc sống và các quy luật đấu tranh của cuộc sống.
(Các Mác)

Việc đọc sách đã thức tỉnh trong tôi niềm ước vọng nóng bỏng là được đặt viên đá nhỏ bé của tôi vào tòa nhà hùng vĩ của môn tự nhiên học.
(Đácuyn)

Sách là một sức mạnh lớn lao.
(V.I.Lênin) 
 

Những tấm lòng cao cả



Những tấm lòng cao cả - Một cuốn sách mà các thầy cô giáo nên đọc



LTS: Tác phẩm “Những tấm lòng cao cả” của Edmondo De Amicis đã đem lại một cảm xúc chung cho tất cả mọi người đọc cuốn truyện, đó là sự đồng cảm, xúc động sâu sắc dành cho những tấm lòng nhân hậu, khoan dung và những bài học quý giá về tình người thông qua hình ảnh của cô bé, cậu bé còn dưới mái trường tiểu học.

Qua những câu chuyện, bài học đó, thầy giáo Trần Sơn muốn nhắn gửi tới những người làm công tác giáo dục để làm tốt nhiệm vụ “trồng người” thì cần kết hợp hài hòa giữa dạy kiến thức và đạo đức, kỹ năng sống.

Những tấm lòng cao cả là cuốn sách của nhà văn De Amicics viết cách đây đã hơn 100 năm.

Cuốn sách đã được dịch giả, nhà giáo Hà Mai Anh (1905-1975) dịch ra tiếng Việt từ năm 1948. Đến năm 1977, cuốn sách được GS-NGND Hoàng Thiếu Sơn (1920-2005) dịch lại và liên tục tái bản cho tới nay.

Vì nội dung cuốn sách chứa đựng rất nhiều câu chuyện giáo dục nên đã được dịch và đưa vào sách giáo khoa của nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Sách giáo khoa Tiếng Việt cấp Tiểu học hiện hành có 3 bài được trích từ cuốn sách này gồm: Ai có lỗi? (Tiếng Việt 3, tập 1), Buổi học thể dục (Tiếng Việt 3, tập 2), Một vụ đắm tàu (Tiếng Việt 5, tập 2).

Toàn bộ cuốn sách là nhật kí trong một năm học của một cậu bé 11 tuổi. Đây đều là các câu chuyện cảm động về tình bạn, tình thầy trò, tình cảm gia đình, tình thương, lòng trắc ẩn trong mỗi con người.

Là một giáo viên Tiểu học, tôi rất tâm đắc khi đọc cuốn sách này. Tôi trộm nghĩ rằng, mỗi thầy cô giáo chúng ta khi đọc xong cuốn sách này chắc chắn sẽ học hỏi được những điều bổ ích về nghề nghiệp của mình.

Tấm gương những thầy giáo, cô giáo giản dị mà tâm huyết 

Trong cuốn sách, dưới con mắt của nhân vật chính, cậu bé En-ri-cô, các thầy giáo, cô giáo hiện lên thật đáng kính trọng, mặc dù mỗi người một hình hài, một cá tính  nhưng họ “Tất cả vì học sinh thân yêu” như câu khẩu hiệu ngày này của các nhà giáo chúng ta.

Một thầy Hiệu trưởng cao lớn, đầu hói, râu dài, ăn mặc rất chỉn chu nhưng lại rất hiền.

Với những học sinh mắc lỗi thầy chỉ “nắm lấy tay học trò, dịu dàng khuyến khích, giảng giải cho họ phải cư xử như thế nào” và kết quả là “thường thường thì học sinh hối hận vì lỗi lầm của mình và sẽ không mắc lại nữa
Cuốn sách "Những tấm lòng cao cả" của nhà văn De Amicics (Ảnh: dongabooks.vn)
Phương pháp giáo dục của thầy hiệu trưởng quả là giản dị mà kì diệu “đến nỗi, ra khỏi phòng của thầy, học sinh đều rơm rớm nước mắt, và hổ thẹn hơn là bị phạt”.

Sau khi đứa mất đứa con trai, thầy Hiệu trưởng muốn nghỉ hưu nhưng thầy lại thấy đau khổ khi phải chia tay học sinh của mình nên thầy chần chừ mãi và rồi đã phải xé lá đơn xin từ chức đi và tiếp tục ở lại trường.

Một cụ giáo già đầy tâm huyết, muốn dạy học đến ngày cuối cùng của cuộc đời, nhưng năm 82 tuổi vì run tay trót đánh rơi giọt mực xuống trang vở của học sinh  nên đành phải xin về.

Và khi phải xa học sinh, xa mái trường, cụ giáo đã cay đắng tâm sự: “Tôi hiểu rằng cuộc đời đối với tôi như vậy là hết rồi, không còn trường học nữa, không còn sức trẻ nữa, tôi cũng không sống được bao lâu nữa”.

Người thầy giáo có tên Péc-bô-ni cũng thật đáng kính trọng, thầy không có gia đình riêng, mặc dù thầy không bao giờ cười nhưng thầy lại luôn kiên nhẫn, tìm hiểu, yêu thương và chia sẻ với từng học sinh. Khi phải bắt buộc phạt một học sinh vì ngỗ ngược, phá rối thì thầy rất đau lòng.

Rồi cũng chính người thầy ấy, khi thấy kết quả thi cuối năm của học sinh mình đều tốt, thầy đã làm vui học sinh mình bằng cách giả bộ trượt chân, phải bám vào bức tường cho khỏi ngã.

Và, cậu học trò En-ri-cô đã ghi lại trong nhật ký của mình như thế này: “Phải chăng đó là cái phút vui độc nhất của thầy? Một sự đền bù cho chín tháng yêu thương, kiên nhẫn và cả phiền muộn nữa? Để có phút vui kia thầy đã tốn bao nhiêu công sức!”. Thật cảm động biết bao tình thầy trò!
(GDVN) - Chữ “Đạo” dành cho bậc chính nhân quân tử, ấy là đạo lý, đạo nghĩa, đạo đức, cũng lại dành cho kẻ tiểu nhân, đó là đạo văn, đạo tặc, đạo lịch sử, đạo đồng chí.
Trong lời giới thiệu cuốn sách, GS-NGND Hoàng Thiếu Sơn cũng có những nhận xét sâu sắc về nghề giáo.

Ông viết :“Nhiều cô giáo, thầy giáo đã xem nghề mình là lẽ sống, là cuộc đời của mình. Và ở trường học cũng có những liệt sĩ hy sinh như ở chiến trường”.

Trong cuốn sách, có kể chuyện một thầy giáo bị ốm nặng, nghĩ rằng mình không qua khỏi, ông nhìn vào tấm ảnh các học trò cũ của mình, rồi nói với người học trò mới đến thăm: “Khi sắp chết, cái nhìn của thầy sẽ quay về họ”.

Một cô giáo lớp một cũng đã mất ba ngày trước khi kết thúc chương trình chỉ vì cô bị ốm nhưng không muốn nghỉ dạy để chữa bệnh, không muốn xa học trò của mình.

Và trước khi chết, cô còn yêu cầu thầy Hiệu trưởng không cho học trò đi theo đám tang vì sợ các em khóc. Đọc đến đoạn này, bản thân người viết cũng không cầm được nước mắt dù biết rằng đây chỉ là một câu chuyện văn học.

Quả đúng như lời dịch giả Hoàng Thiếu Sơn, một GS-NGND: “Qua bút mực của trẻ con, De Amicis đã viết nên một thiên trường ca cảm động về nghề dạy học”.

Đọc Những tấm lòng cao cả các thầy giáo cô giáo chúng ta sẽ học tập những tấm gương  các thầy giáo, cô giáo trên giúp cho chúng ta thấy yêu người hơn, yêu nghề hơn và học được cách ứng xử phù hợp với các tình huống trong công tác giáo dục.

Nội dung và phương pháp dục trong cuốn sách có nhiều điều đáng để học tập

Hiện nay chương trình giáo dục phổ thông được nhiều người nhận xét là nặng về “trí dục” và nhẹ về “đức dục” tức là tập trung nhiều vào giảng dạy, cung cấp kiến thức cho học sinh mà chưa chú trọng giáo dục học sinh các chuẩn mực đạo đức, kĩ năng sống.

Điều đó phần nào được chứng minh qua phân phối chương trình môn Đạo đức (ở Tiểu học) và môn Giáo dục công dân (ở cấp THCS và THPT) với 1 tiết/tuần. Và nội dung giáo dục kĩ năng sống cũng chỉ được tích hợp trong các môn học khác hoặc các hoạt động ngoại khóa.

Đọc Những tấm lòng cao cả, chúng ta thấy, từ hàng trăm năm trước, tác giả De Amicis đã nhấn mạnh đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh (trong truyện là học sinh lứa tuổi Tiểu học).
Cảm động về tình thầy trò qua cuốn sách "Những tấm lòng cao cả" (Ảnh: healthplus.vn)
Nhà văn đưa ra các đức tính cần phải dạy bảo cho trẻ đó là: trung thực, dũng cảm, kỉ luật, tình thương, hào hiệp, tế nhị, trách nhiệm, nghị lực, kính trọng, biết ơn, yêu quê hương, yêu đất nước, yêu quý lao động và kính trọng người lao động.

Ông cũng rất thiết tha với việc dạy trẻ ý thức bình đẳng giữa người với người, không phân biệt giai cấp, địa vị, kinh tế.

Ngoài ra ông muốn trẻ con tránh xa các tính xấu như: hèn nhát, lạm dụng lòng tốt của người khác, khoe khoang, đố kỵ, vô cảm.

Về cách dạy trẻ, nhà văn nước Ý cũng có những quan điểm rất tiến bộ gần với phương pháp giáo dục hiện đại. Đó là “bình tĩnh, không vội vàng, không nóng nảy”, “thận trọng, tế nhị”, và cần phải thông qua các sự việc các tình huống trong cuộc sống để dạy trẻ.

Và trên hết, người làm giáo dục (thầy cô giáo, cha mẹ học sinh,...) phải tự làm gương, làm mẫu để trẻ em noi theo, quan điểm này rất giống quan điểm của Khổng Tử  ngày xưa “thân giáo hơn ngôn giáo” (dạy bằng tự làm gương hơn là dạy bằng lời nói).

Ở tác phẩm này, chức năng giáo dục của văn chương đã được De Amicis thể hiện một cách đậm nét bên cạnh các chức năng nhận thức, thẩm mĩ. Hơn ai hết, dịch giả, GS-NGND Hoàng Thiếu Sơn, người đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục, càng hiểu sâu sắc điều này, đặc biệt với bộ môn nghiên cứu sở trường của ông là khoa học xã hội.

Chính vì vậy mà vị dịch giả, nhà giáo dục uyên bác và đáng kính này đã đúc kết: “Nghệ thuật văn chương là công cụ giáo dục tốt, vì giáo dục phải tiến hành có nghệ thuật, và giáo dục chính là một nghệ thuật”.

Tác phẩm nào cũng có những những hạn chế tùy theo thời của nó. Tuy nhiên, tác phẩm đó vẫn có sự lay động tâm hồn con người, vẫn được lưu truyền và có những lợi ích thiết thực thì những người đời sau cũng cần nghiên cứu, tham khảo.

Những tấm lòng cao cả là một tác phẩm rất đáng được những người làm công tác giáo dục, nhất là các nhà giáo bậc học phổ thông đọc và suy ngẫm để làm tốt hơn vụ nhiệm “trồng người” của mình như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy
.